Trưởng thành hơn khi tham gia chương trình

Sau khi biết được thông tin về Chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục” do Trung ương Đoàn, Bộ GD-ĐT, báo Tuổi Trẻ và Tập đoàn Thiên Long đồng tổ chức, tôi cùng với đồng nghiệp của mình bàn bạc và mạnh dạn tham gia. Đây là chương trình nhằm cổ vũ, khuyến khích thanh niên, đặc biệt là các trí thức trẻ dưới 35 tuổi đóng góp cho sự nghiệp giáo dục thông qua các công trình, sáng kiến góp phần đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo. Chúng tôi chỉ muốn đi sâu vào một nội dung cụ thể, do đó tôi đã cùng với chị Vũ Bích Phương, giáo viên trường THCS Dịch Vọng thực hiện dự án: "Ứng phó biến đổi khí hậu- mô hình dạy và học phát triển bền vững". "Ứng phó biến đổi khí hậu” là một trong những vấn đề lớn của nhân loại, trong đó Việt Nam cũng là một nước chịu hậu quả nặng nề của biến đổi khí hậu. Những biểu hiện của biến đổi khí hậu càng ngày càng gia tăng và còn gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho nhân loại...
Xem nhanh

Sau khi biết được thông tin về Chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục” do Trung ương Đoàn, Bộ GD-ĐT, báo Tuổi Trẻ và Tập đoàn Thiên Long đồng tổ chức, tôi cùng với đồng nghiệp của mình bàn bạc và mạnh dạn tham gia. Đây là chương trình nhằm cổ vũ, khuyến khích thanh niên, đặc biệt là các trí thức trẻ dưới 35 tuổi đóng góp cho sự nghiệp giáo dục thông qua các công trình, sáng kiến góp phần đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo.

Chúng tôi chỉ muốn đi sâu vào một nội dung cụ thể, do đó tôi đã cùng với chị Vũ Bích Phương, giáo viên trường THCS Dịch Vọng thực hiện dự án: "Ứng phó biến đổi khí hậu- mô hình dạy và học phát triển bền vững".

"Ứng phó biến đổi khí hậu” là một trong những vấn đề lớn của nhân loại, trong đó Việt Nam cũng là một nước chịu hậu quả nặng nề của biến đổi khí hậu. Những biểu hiện của biến đổi khí hậu càng ngày càng gia tăng và còn gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho nhân loại. Chính thế hệ trẻ sẽ là những nạn nhân và là người chịu hậu quả nặng nề nhất. Có rất nhiều giải pháp và sáng kiến được đưa ra, tuy nhiên vấn đề nằm ở ý thức và cách sinh hoạt của con người. Vậy khi đưa ra chủ đề này, chúng tôi hy vọng chính sự sáng tạo, sự hồn nhiên và tình yêu đối với thiên nhiên môi trường của các em sẽ có sự bùng nổ về ý tưởng và các em được trực tiếp góp tiếng nói và hành động qua việc học, trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng mà có sự đóng góp cho cộng đồng.

Khi tìm hiểu và ứng dụng các phương pháp dạy học mới tôi rất tâm đắc với phương pháp dạy học theo dự án, chú ý tới hướng dạy học phát triển STEM (viết tắt Tiếng Anh của các từ Khoa học, Công nghệ và Toán), tập cho học sinh bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học. Chính vì thế tôi đã cùng với với một số thầy cô giáo tạo ra trang web, trong trang web này, phạm vi kiến thức các môn học xoay quanh chủ đề :” Ứng phó biến đổi khí hậu”. Trong trang web có phần trao đổi thông tin của giáo viên, của học sinh, một số bài giảng mẫu, sản phẩm của học sinh,... và hệ thống hướng dẫn HS cách đặt vấn đề khi nghiên cứu khoa học qua công cụ trực tuyến.

Trang Web này nhằm tạo ra kho tài nguyên về các bài dạy, một sân chơi giao lưu và trao đổi của các giáo viên và học sinh các cấp học. Giáo viên và học sinh có thể trực tiếp đưa ra sản phẩm lên trang Web,  giáo viên có thể sử dụng trang web để dạy và học trực tuyến, tương tác với HS, PHHS. Trong quá trình thực hiện các hoạt động đó, GV dễ dàng theo dõi cũng như hỗ trợ và đồng hành cùng các em. Trong quá trình làm dự án hai chị em chúng tôi còn có sự đồng hành hỗ trợ từ các anh chị em trong nhóm: thầy Nguyễn Đức Toàn - GV Toán trường THPT Thực nghiệm, thạc sĩ toán tin ứng dụng ở Pháp, anh Nguyễn Ích Cường- chuyên gia công nghệ của FPT và cô giáo Nguyễn Hồng Nhung – Giáo viên Vật lí, cộng tác viên – chuyên gia giáo dục toàn cầu của Microsoft.

 

Nhóm chúng tôi trước giờ thuyết trình sản phẩm với ban giám khảo
 

Chúng tôi rất vui khi được thông báo: dự án của chúng tôi (tôi và chị Phương) đã lọt vào vòng chung khảo 16 công trình tiêu biểu nhất  của chương trình "Tri thức trẻ vì giáo dục" năm 2016 (trong số 267 công trình, sáng kiến của cả nước). Những hoạt động trong những ngày chung khảo (ngày 13 và 14 tháng 11 năm 2016) đã giúp chúng tôi cùng chia sẻ, trao đổi với các anh chị khác có sản phẩm vào vòng chung khảo. Tham dự vào cuộc thi tôi thấy mình trưởng thành lên rất nhiều, được học hỏi nhiều kinh nghiệm từ các anh chị và đồng nghiệp. Khi thực hiện dự án bản thân tôi cũng gặp một số những khó khăn như vấn đề sắp xếp thời gian, cách hướng dẫn học sinh chuẩn bị và lấy tài liệu, khi cần vận dụng kiến thức nhiều môn học, trao đổi lấy thông tin hỗ trợ từ những nhà khoa học và những nhà nghiên cứu chuyên ngành...... Bên cạnh đó cần có sự kết hợp chặt chẽ của giáo viên nhiều môn học, tăng cường tích hợp liên môn sự trải nghiệm qua thực tế của học sinh.

Được vào vòng chung khảo cuộc thi cấp quốc gia, được nhận Bằng khen từ Trung Ương đoàn là những phần thưởng rất lớn, là nguồn động viên to lớn đối với một giáo viên trẻ như chúng tôi. Xin cảm ơn Ban giám hiệu trường THPT Thực nghiệm đã tạo điều kiện để chúng tôi tham gia cuộc thi, cảm ơn các anh chị trong trường và các anh chị trong nhóm đã luôn đồng hành, động viên, giúp đỡ chúng tôi. Và không quên cảm ơn các em học sinh đã góp phần không nhỏ cùng chúng tôi thực hiện dự án này. Điều này giúp chúng tôi vững tin hơn trong việc cùng các bạn đồng nghiệp hướng dẫn học sinh thực hiện những dự án thiết thực, gần gũi với các em học sinh.
 

Đây là một số hình ảnh của nhóm chúng tôi: 
 

Hai chị em nhận Bằng khen của Trung ương Đoàn

 

Hai chị em cùng với em học sinh lớp 11 (thí sinh trẻ nhất) Phạm Nguyễn Anh Ngữ

 

Các anh chị trong nhóm cùng chung vui với thành quả của hai chị em

 


Danh sách 16 công trình, sáng kiến trong vòng chung khảo (sản phẩm của nhóm chung tôi ở số thứ tự 13)

 

TT

Tên công trình, sáng kiến

Tác giả /

Nhóm tác giả

Đơn vị

I

Công trình, sáng kiến do Ban sơ khảo lựa chọn

1

Áo kiến thức

Ma Quốc Đảo

TP. Hồ Chí Minh

2

Sự cần thiết của việc xây dựng chương trình và đưa giáo dục giới tính vào trường học

Lê Thị Bé Nhung

Bến Tre

3

Bộ tiêu bản phục vụ giảng dạy môn sinh học ở trường THPT

Vũ Thị Bích Huyền

Trần Hữu Phong

Hà Nội

4

Công cụ giám sát học tập Supervicon phục vụ quản lý và đánh giá chất lượng giờ học

Nguyễn Minh Quang

Cần Thơ

5

Vận dụng tối ưu dạy học tích hợp định hướng phát triển năng lực người học

Nguyễn Anh Đức

Ninh Bình

6

Ứng dụng Công nghệ mô phỏng Thực tại ảo 3D xây dựng hệ thống hỗ trợ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu cho Sinh viên và Giảng viên khối ngành khoa học sức khỏe

Lê Văn Chung

Trịnh Hiệp Hòa

Lê Khắc Triều Hưng

Nguyễn Minh Đức

Nguyễn Lương Thọ

Đà Nẵng

7

Nghiên cứu chiết tách Anthocyanin từ hoa dâm bụt ứng dụng làm giấy chỉ thị an toàn trong phân tích hóa học

Nguyễn Thị Thùy Linh

Vũ Thị Thu Thùy

Hà Nội

8

Phần mềm "Trợ thủ học tập" ứng dụng trên di động

Phạm Nguyễn Anh Ngữ

Hậu Giang

9

Thiết kế, chế tạo một số thiết bị thí nghiệm mới phần cảm ứng điện từ để sử dụng trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông

Nguyễn Quốc Huy

Hà Nội

10

Nghiên cứu xây dựng hệ thống các bài thực hành hóa học ở trường THPT theo mô hình định hướng sản phẩm

ThS Đặng Thị Thu Minh

Bắc Giang

11

Hệ thống báo kết quả tự động phục vụ bài bắn chuyên ngành Cảnh sát đặc nhiệm

Trương Đức Thuận

ĐTN Bộ Công an

12

Bộ bàn ghế học sinh với các ứng dụng thông minh

Đoàn Trần Đức Hải

Hà Nội

13

Ứng phó biến đổi khí hậu - mô hình dạy và học định hướng phát triển bền vững

 

Vũ Bích Phương

Phạm Thị Hoa

Hà Nội

14

Xây dựng học liệu tiếng anh chủ đề bảo vệ tài nguyên môi trường biển hải đảo

Phạm Ngọc Đức

Phan Thị Thanh Huyền

Nguyễn Thị Thu Trang

Võ Thùy Dương

Nguyễn Vi Hạ

Hà Nội

15

Máy tính bỏ túi

Hoàng Hồ Nam

Bình Phước

II

Công trình, sáng kiến được bình chọn

 

Thừa Thiên Huế

16

Mô hình xây dựng CLB Tim mạch định hướng chuyên khoa cho sinh viên Y Dược

 

Thừa Thiên Huế

 

                                                         Bài và ảnh: Phạm Thị Hoa - GV Toán trường THPT Thực nghiệm