Tầm nhìn - chiến lược

Định hướng chiến lược của trường TH, THCS & THPT Thực nghiệm KHGD trong chặng đường sắp tới

Trường TH, THCS & THPT Thực nghiệm KHGD là cơ sở thực nghiệm KHGD thuộc Viện KHGDVN, gắn bó hữu cơ với công tác nghiên cứu khoa học của Viện; tiên phong triển khai ứng dụng các thành tựu tiên tiến của KHGD vào hoạt động của nhà trường, qua đó cung cấp dịch vụ giáo dục chất lượng cao theo hướng hội nhập quốc tế, đáp ứng các nhu cầu đa dạng của HS và PHHS.

Trường TH, THCS & THPT Thực nghiệm KHGD phấn đấu trở thành một cơ sở giáo dục mở, thể hiện quan điểm giáo dục phát triển năng lực, thực học, thực nghiệp, một nhà trường phát triển bền vững, giúp HS trở thành những con người tự chủ, sáng tạo, phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, cảm xúc và tinh thần, có khả năng thành công cao trong cuộc sống (cá nhân, xã hội và nghề nghiệp) trong bối cảnh xã hội mới biến đổi nhanh chóng và trong xu hướng toàn cầu hóa.

Chức năng

- Thực nghiệm các nghiên cứu KHGD của Viện KHGDVN và các cơ quan nghiên cứu khoa học giáo dục trong và ngoài nước về mô hình nhà trường, mô hình giáo dục, mô hình tổ chức dạy học, quản lý và đánh giá, về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tiên tiến; góp phần đưa những thành tựu của KHGD thế giới và Việt Nam vào thực tiễn nhà trường phổ thông Việt Nam.

- Xây dựng và triển khai một kế hoạch giáo dục theo đặc thù riêng của nhà trường, vừa đáp ứng định hướng, chuẩn và yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông quốc gia, vừa tiệm cận được với một số chương trình giáo dục tiên tiến trên thế giới nhằm  đáp ứng nhu cầu đa dạng của học sinh và xã hội.

Tầm nhìn

Hướng tới một mô hình trường học tiên tiến, phát triển tối đa tiềm năng của mỗi cá nhân; giáo dục học sinh trở thành những công dân có trách nhiệm, tự tin, sáng tạo và có khả năng hội nhập khu vực và quốc tế.

Sứ mạng

- Là đơn vị thực nghiệm đi đầu trong việc thử nghiệm các mô hình, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục nhằm phát huy sự sáng tạo chủ động của học sinh. Nghiên cứu tìm tòi, khám phá, thực nghiệm những mô hình giáo dục, chương trình giáo dục, phương pháp giáo dục mới trên thế giới, và những kết quả nghiên cứu của Viện KHGDVN trước khi áp dụng rộng hơn trên toàn quốc.

- Cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản, nền tảng; chuẩn bị về tâm thế (phẩm chất và năng lực), tạo cơ hội để mỗi học sinh tích cực khám phá, trải nghiệm và tương tác để vươn tới thành tích cao.

Mục tiêu giáo dục:

- Giáo dục học sinh trở thành người: trách nhiệm, tự tin, có kỹ năng học tập suốt đời, và có khả năng hội nhập trong khu vực và thế giới;

- Xây dựng nhà trường trở thành một môi trường thân thiện và tích cực, tạo điều kiện phát triển năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và tạo ra một mạng lưới các nhân tố hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường một cách bền vững.

Về mô hình trường thực nghiệm giáo dục

Mô hình trường thực nghiệm giáo dục gồm bảy thành tố:

(1) Mô hình nhân cách người học:

Tự tin, có kỹ năng sống và học tập suốt đời, có phẩm chất và năng lực cốt lõi của công dân toàn cầu. 

(2) Chương trình giáo dục nhà trường

- Xây dựng và thực hiện chương trình nhà trường tiếp cận năng lực trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông quốc gia, tập trung vào phát triển những năng lực chung (tự học, tự chủ, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo); giáo dục các kỹ năng sống (ứng phó với thử thách, thích ứng với sự thay đổi, bảo vệ sức khỏe, thể chất, sống cùng xã hội...), kỹ năng học tập suốt đời (tính toán, đọc viết, sử dụng CNTT,...); phát triển nhân cách (tự tin, trách nhiệm,...) cho học sinh;

- Thực nghiệm chương trình giáo dục tiệm cận với xu thể thế giới: chuyển từ hệ thống xếp lớp theo độ tuổi sang hệ thống tối ưu hóa hiệu quả học tập: duy trì đường phát triển học tập gồm nhiều mức độ từ lớp 1 đến 12 và tạo cơ hội cho học sinh chứng tỏ sự trưởng thành; tạo cộng đồng học tập giữa các học sinh cùng làm việc trong nhiều năm;... Kế hoạch giáo dục linh hoạt với lịch học tập thay đổi như chính khóa, bán thời gian, nửa ngày, cả ngày,…

- Chuyển từ hệ thống xác định thành tích học tập bằng ‘điểm số’ sang ‘mức độ phát triển’: xác định vùng phát triển hiện tại của mỗi học sinh và lập kế hoạch can thiệp để giúp họ chuyển sang vùng phát triển gần nhất;

                                   

                                  Hình 1. Mô hình trường Thực nghiệm giáo dục, Viện KHGDVN

 

(3) Gắn kết các nghiên cứu của Viện KHGDVN với dạy học của trường

Tổ chức thực nghiệm những kết quả nghiên cứu của Viện về quan điểm giáo dục phát triển năng lực, phát triển chương trình, dạy học và đánh giá năng lực, tổ chức dạy học tích hợp ở tiểu học và THCS, dạy học phân hóa ở THPT, xây dựng nền văn hóa nhà trường ‘tin tưởng, hợp tác, trách nhiệm’; giáo dục công dân toàn cầu; giáo dục tài chính; ứng xử với cách mạng công nghiệp 4.0; phát triển bền vững.

(4)  Cơ cấu tổ chức và phương thức quản lý của trường

- Cơ chế quản lý hoạt động của nhà trường gồm quản lý từ bên ngoài (các cơ quan quản lý cấp trên), và quản lý bên trong (quy chế làm việc nội bộ). Xây dựng cơ chế mời cán bộ nghiên cứu tham gia một số hoạt động giáo dục. Bổ sung thêm bộ phận cán bộ quản lý việc thực hiện chức năng “Nghiên cứu và tổ chức thực nghiệm giáo dục”. Xây dựng quy hoạch, vị trí việc làm theo chức danh nghề nghiệp/ trình độ.

- Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường (xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị, liên doanh, liên kết, huy động nguồn lực); chịu sự giám sát, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Xây dựng mô hình xác định chi phí đào tạo cho một học sinh đáp ứng mục tiêu về chất lượng theo cơ chế tự chủ hoàn toàn; chủ động sử dụng các nguồn tài chính giao tự chủ (phần được phép chi thường xuyên) để chi trả tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp, chi hoạt động chuyên môn, các hoạt động không thường xuyên,... theo quy định đối với đơn vị sự nghiệp công;

- Thực hiện công khai và dân chủ theo quy định của pháp luật; Quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực được Nhà nước giao và các nguồn lực do huy động được.

(5) Điều kiện các nguồn lực

Các nguồn lực  đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường bao gồm: số lượng, cơ cấu, chất lượng giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý; số lượng, chất lượng và sự đồng bộ của các hạng mục cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, diện tích khuôn viên, cây xanh, nước, điện,...; số lượng, chủng loại sách, tháp chí, tài liệu tham khảo của thư viện trường, thư viện lớp học; phòng y tế; nhà vệ sinh; nguồn lực tài chính (thường xuyên, xây dựng, sửa chữa, quỹ hỗ trợ HS, GV,...); học liệu dạy học;... 

(6) Phát triển năng lực đội ngũ

Tạo điều kiện nâng cao trình độ; tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Tạo cơ hội phát triển năng lực giảng dạy thông qua nghiên cứu bài học, nghiên cứu đề tài/ nhiệm vụ khoa học công nghệ, hướng dẫn HS tập nghiên cứu khoa học;... Có chính sách thăng tiến trên cơ sở năng lực chuyên môn.

Chú trọng phát triển kỹ năng quản lý mục tiêu giáo dục và kế hoạch giáo dục cho cán bộ quản lý. Phát triển các kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ (về tài chính, tài liệu, trí tuệ, khóa tập huấn,...) từ các trung tâm của Viện KHGDVN, các đối tác, đơn vị trong nước và nước ngoài để triển khai các hoạt động nghiên cứu, trải nghiệm, ứng dụng,…

(7) Xây dựng hệ thống giám sát, đánh giá; xây dựng thương hiệu

- Xây dựng bộ chỉ số phát triển học sinh; đánh giá cả quá trình học tập để giám sát sự tiến bộ với sự hỗ trợ của các thiết bị, công cụ hiện đại và các phần mềm quản lý, dạy học, đánh giá năng lực.

- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, nâng cao chất lượng quản lý, chất lượng giảng dạy, xây dựng các tiêu chí và xây dựng chuẩn chất lượng của trường.

- Tham gia kiểm định chất lượng giáo dục quốc gia; tiến tới tham gia kiểm định chất lượng trong khu vực.

Về mô hình tổ chức hoạt động chung

Khung chương trình xuyên suốt từ Tiểu học lên đến THPT với hai phần chính: Phần cốt lõi gồm chương trình bắt buộc theo khung chương trình giáo dục quốc gia; Phần bổ sung bao gồm các hoạt động giáo dục tự chọn bắt buộc (học sinh được yêu cầu chọn một số nội dụng học tập có liên quan đến các môn học tăng cường, dự án học tập, kĩ năng sống, tiếng Anh bản ngữ..) và các hoạt động giáo dục tự chọn không bắt buộc (bao gồm các hoạt động câu lạc bộ, các hoạt động tự chọn theo môn học khác nhằm đáp ứng các trình độ học tập khác nhau và sở thích của học sinh).

Triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh trong đó tập trung vào các nội dung:

a) Tiếp tục rà soát nội dung SGK, tinh giản những nội dung dạy học vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; điều chỉnh để tránh trùng lặp nội dung giữa các môn học, hoạt động giáo dục; bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp thay cho những thông tin cũ, lạc hậu.

b) Xây dựng kế hoạch giáo dục của từng môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường theo hướng sắp xếp lại các tiết học trong sách giáo khoa thành một số bài học theo chủ đề, nhằm tiết kiệm thời gian và tạo thuận lợi cho việc áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực; chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kĩ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật; tăng cường các hoạt động nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

c) Quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ/nhóm chuyên môn được thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GDĐT.

Kế hoạch dạy học các môn học vừa đảm bảo chương trình quốc gia hiện hành, bổ sung, tăng cường các hoạt động GD, hướng tới tiếp cận chương trình mới theo định hướng phát triển năng lực HS.

 

 

Khối nội dung

 

Giai đoạn 1

Giai đoạn 2

Giai đoạn  3

 

Lớp 1

Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5

CT

CỐT LÕI

( CT A)

 Nhóm 1

 

 

Tiếng Việt

10

9

8

8

Toán

4

5

5

5

Tổng

14

14

13

13

13

Nhóm 2

 

 

TN&XH

Lịch sử và Địa lí

2

2    

KH

1

1

2

2  

Thủ công

Công nghệ

1

1

1

1

1

GD nghệ thuật

2

2

2

2

2

GD thể chất

1  

2

2

2  

2    

GD đạo đức, lối sống (đạo đức, HĐTT, trải nghiệm)

3

3

3

3

3

Tổng cốt lõi A

22

23

23

      25

25

CT

BỔ SUNG

(CT B)

B 1

Tự chọn bắt buộc: ở mỗi nhóm, HS buộc phải chọn 1môn/HĐ/CLB hoặc/và 1 trình độ

Tiếng Anh phân hóa (*)

2

2

4

4

4

Tiếng Anh giao tiếp với GV bản ngữ/

2

2

2

2

2

Toán, Tiếng Việt phân hóa(*)/ Toán, KH bằng tiếng Anh(**)

2

2

2

2

2

Tin học phân hóa(*)

1

1

1

1

1

Hoạt động trải nghiệm, GD KNS; thể dục –thể thao, nghệ thuật, …; STEAM (Chuyên đề, CLB)

6

5

3

1

1

Tổng bắt buộc

35

35

35

35

35

B2

Tự chọn tùy ý

CLB thể thao (cờ vua, bóng đá, bóng rổ, bơi, dance….), CLB nghệ thuật….;

 

Hoạt động trải nghiệm hè

 

                                              (*) Phân hóa theo trình độ;    (**) Dành cho HS các lớp song ngữ

                  Tăng cường tích hợp theo chủ đề và tăng cường thực hiện qua hoạt động đối với các môn nhóm 2 của CT A 

Khối THCS

 

Khối nội dung

 

GĐ 1

GĐ 2

 

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

CT

CỐT LÕI

(CT A)

-

Nhóm 1

 

Ngữ văn

4

4

4

5

Tiếng Anh

3

3

3

3

Toán

4

4

4

4

Tổng

11

11

11

12

Nhóm 2 (*)

 

Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học)

3

2,5

4,5

6

Công nghệ

1

1

1

0,5

Khoa học xã hội (Sử, Địa, GDCD*)

3

4,5

3

3,5

Nhóm 3 (*)

 

 

Giáo dục thể chất (**)

1

1

1

1

Nghệ thuật (Nhạc, MT)** 

2

2

1,5

1

HĐTT, Hoạt động trải nghiệm + Hướng nghiệp

3

3

3,5

3,5

 

Dự án học tập (+ chủ đề tích hợp, STEM…)***

2t/tuân= 70 t/năm= 2 tuần

2t/tuân= 70 t/năm= 2 tuần

2t/tuân= 70 t/năm= 2 tuần

1,5 t/tuần= 53 tiết/năm

Tổng cốt lõi A

26

27

28

28

CT

BỔ SUNG

(CT B)

 

 

 

 

B 1

Tự chọn bắt buộc

Ở mỗi nhóm tự chọn, HS được quyền chọn môn học/ trình độ… sao cho đảm bảo đủ tổng số giờ yêu cầu

 

Toán PH,/Văn PH/  Anh  PH/ /Tin học/ Tiếng Anh bản ngữ/ GD KNS/ Toán và KH bằng Tiếng Anh/ CLB (thể thao, nghệ thuật, truyền thông…)/ Tự học có hướng dẫn ****

 2 tiết x 5 môn

 2 tiết x 5 môn

 2 tiết x 5 môn

 2 tiết x 5 môn

Tổng cốt lõi + TCBB

37

 38

 39

39

BS 2

 

Tự chọn tùy ý

Các môn còn lại trong nhóm Tự chọn bắt buộc B1- CLB môn học theo sở thích…. (tổ chức ngoài giờ, T7, CN)

 2x

 2 x

 2x

2 x

 

Tiếng Nhật (*****)

3

3

3

3

 

Hoạt động trải nghiệm hè (4 tuần tháng 7, tiếp nối các chủ đề KNS)

 

(*) GDCD:  được chia thành 3 cụm: 1 phần được tổ chức trong khối KHXH,  1 phần phối hợp cùng các HĐGD, 1 phần trong Dự án học tập
(**) Giảm giờ để chuyển sang tự chọn theo  chuyên đề/ loại hình. VD GDTC: có thể chọn CLB bóng rổ hoặc bóng đá..
(***) HS được chọn dự án sao cho tổng thời lượng đảm bảo yêu cầu. Việc tổ chức dạy học có thể là hàng tuần, hàng tháng  hoặc theo học kỳ/ năm học.
(****) Vì tính khả thi trong tổ chức dạy học, những HS không chọn các giờ học, môn học Toán, Văn… có buộc phải chọn hoặc là CLB hoặc Tự học có kèm cặp ( trong thư viện…)
(*****) Tiếng Nhật NN2 được coi là tự chọn tùy ý: các HS đã đăng ký học tiếng Nhật được xếp thành lớp riêng và buộc phải học 3 tiết Tiếng Nhật/ tuần .
Trong trường hợp chưa được phê duyệt cơ chế tự chủ thì phần KNS, tiếng anh bản ngữ là phần tự chọn không bắt buộc, nếu học sinh không đăng kí thì sẽ tham gia vào một số nội dung tự chọn bắt buộc khác như: Thể thao, nghệ thuật, Dự án học tập. 
Chương trình không phân biệt sáng, chiều mà đan xen để thuận tiện cho việc bố trí phòng học và phân công GV. 
Các nội dung phân hóa sẽ thực hiện khi có đủ điều kiện về phòng học, về giáo viên và có chương trình nội dung hoàn chỉnh.
Theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019 của Sở GD&ĐT Hà Nội, trường bán trú tổ chức không quá 8 tiết/ ngày, không quá 6 ngày/ tuần.

Khối THPT 

 

 

Nhóm

Lớp 10

Lớp11

Lớp 12

 

 

CT

CỐT LÕI (CT A)

 

 

 

 

Bắt buộc

 

 

 

Nhóm 1

Ngữ văn

3

3,5

3

Tiếng Anh

3

3

3

Toán

3

3,5

3,5

 

 

Nhóm 2 (*)

KHTN (Vật lý, Hóa học, Sinh học)

5

5,5

5,5

KHXH (Lịch sử, Địa lý, GDCD)

4

3

4

Công nghệ - Tin học

3,5

3

2,5

 

Nhóm 3 (**)

Hoạt động GD (HĐ GDNGLL, HĐTT, Thể chất, QP-AN)

6

6

6

Tự chọn BB (***)

Chủ đề tích hợp/Dự án học tập

4

4

4

Tổng cốt lõi A

31,5

31,5

31,5

 

 

CT

BỔ

SUNG

(CT B)

Tự chọn bắt buộc (B1)

Chọn 3 cụm chuyên đề tương ứng 3 môn học

Chuyên đề (các môn cơ bản)  (****)

2 tiết x 3 cụm

2 x 3

2x 3

Tổng bắt buộc

37,5

37,5

37,5

 

 

Tự chọn tùy ý (B2)

Tiếng Anh bản ngữ/  Các môn bằng Tiếng Anh/ Ngoại ngữ khác (Nhật…)

2

2

2

Thể thao/ Nghệ thuật/ GD KNS / HĐ trải nghiệm, Dự án XH…

2

2

2

Chuyên đề tài chính, kinh tế, kinh doanh…/ chuyên đề nghề (tin học, thiết kế, đồ họa …)

CLB: nghệ thuật (nhạc cụ, dance, kịch…), thể thao (bơi, bóng đá…);  truyền thông…

Các tự chọn còn lại của nhóm B1

3  -  6

 

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HÈ

 

 

(*) Nhóm 2: rà soát, lược bỏ những nội dung trùng lặp, cấu trúc lại nội dung cốt lõi của các môn học, xây dựng nội dung học tập đáp ứng chuẩn KT-KN (tối thiểu)

(**) Nhóm 3: Tự chọn hoạt động theo nhu cầu (GD thể chất), tổ chức các hoạt động theo chủ đề (HĐ tập thể, trải nghiệm…); GD quốc phòng = đợt trải nghiệm tại doanh trại….

(***) Nhóm 4: Xây dựng các chủ đề/dự án tích hợp liên môn, tự chọn theo nhu cầu và định hướng nghề nghiệp. Tổng thời lượng 4 tiết = thời lượng tự chọn của CTQG.

Trong năm học 2018-2019, chấp nhận các dự án mang tính chuyên đề ôn luyện nâng cao môn học đáp ứng thi.

(****) Các chuyên đề của các môn học nhóm 1 và 2 , phân hóa theo trình độ, (đáp ứng yêu cầu thi trong giai đoạn 2018-2019).

Ths. Lê Thị Mai Hương, Phó Hiệu trưởng Phụ trách

Trường TH, THCS & THPT Thực nghiệm KHGD