Ngoại khóa Liên môn Ngữ văn - Lịch sử - GDCD: Trải nghiệm sân khấu kịch của trường Thực nghiệm KHGD

Chiều ngày 28/03/2023, Tổ Ngữ văn và Tổ xã hội THPT trường TH, THCS & THPT Thực nghiệm Khoa học Giáo dục đã tổ chức hoạt động ngoại khóa tiết học ngoài không gian trường học cho học sinh khối lớp 10, lớp 11 và lớp 12 tại Sân khấu Trung tâm Văn hoá Cầu Giấy. Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2022 – 2023; căn cứ vào yêu cầu đổi mới giáo dục theo hướng tích hợp, liên môn, nhóm Ngữ văn – Lịch sử - Địa lý – GDCD cấp THPT Thực nghiệm đã xây dựng kế hoạch chuyên đề ngoại khóa liên môn với chủ đề: Trải nghiệm sân khấu kịch. Buổi trải nghiệm ngoại khóa có sự tham gia của thầy Trần Quang Hưng – PHT nhà trường; các thầy cô giáo cùng hơn 500 học sinh ba khối cấp THPT. Ở buổi trải nghiệm, thầy cô và các bạn học sinh được xem vở kịch rất ý nghĩa, sâu sắc có tên “Điều còn lại” của tác giả Nguyễn Đăng Chương, đạo diễn NSƯT Kiều Minh Hiếu cùng ê kíp Nhà hát Kịch Việt Nam dàn dựng...
Xem nhanh

Chiều ngày 28/03/2023, Tổ Ngữ văn và Tổ xã hội THPT trường TH, THCS & THPT Thực nghiệm Khoa học Giáo dục đã tổ chức hoạt động ngoại khóa tiết học ngoài không gian trường học cho học sinh khối lớp 10, lớp 11 và lớp 12 tại Sân khấu Trung tâm Văn hoá Cầu Giấy.

 

Một cảnh trong vở kịch "Điều còn lại"

 

 Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2022 – 2023; căn cứ vào yêu cầu đổi mới giáo dục theo hướng tích hợp, liên môn, nhóm Ngữ văn – Lịch sử - Địa lý – GDCD cấp THPT Thực nghiệm đã xây dựng kế hoạch chuyên đề ngoại khóa liên môn với chủ đề: Trải nghiệm sân khấu kịch. Buổi trải nghiệm ngoại khóa có sự tham gia của thầy Trần Quang Hưng – PHT nhà trường; các thầy cô giáo cùng hơn 500 học sinh ba khối cấp THPT. Ở buổi trải nghiệm, thầy cô và các bạn học sinh được xem vở kịch rất ý nghĩa, sâu sắc có tên “Điều còn lại” của tác giả Nguyễn Đăng Chương, đạo diễn NSƯT Kiều Minh Hiếu cùng ê kíp Nhà hát Kịch Việt Nam dàn dựng.

 

 
Có thể nói, câu chuyện trong “Điều còn lại” là bi kịch của những người tốt, ca ngợi tình thương, sự bao dung và lòng vị tha của con người. Ai cũng chỉ nghĩ đến người khác, nghĩ sao đem lại hạnh phúc cho người thân, người mình yêu quý mà quên đi nỗi đau của bản thân. Đặc biệt, vở kịch khắc họa nhân vật bà Muộn - mẹ chồng Thuyến với nỗi đau, sự chịu đựng đến tận cùng và sự bao dung, lối ứng xử nhân từ đến tận cùng... Bởi thế, "Điều còn lại" sau vở kịch là những vết thương chưa lành, nhưng đã dịu bớt bởi được an ủi, chia sẻ bằng tình yêu thương.

 

 

Buổi trải nghiệm sân khấu kịch giúp học sinh được tìm hiểu kiến thức liên môn: Ngữ văn, Lịch sử, GDCD; từ đó, hiểu sâu hơn về lịch sử, văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Thông qua trải nghiệm sân khấu kịch, học sinh được chủ động tìm hiểu, thu thập và xử lí thông tin, tăng cường kĩ năng hợp tác, chia sẻ và sáng tạo, giáo dục lòng nhân ái (nuôi dưỡng sự tử tế, sự bao dung và lòng vị tha của con người), giáo dục tình yêu quê hương đất nước, ý thức bảo vệ, giữ gìn và góp phần phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Qua đó, nhằm trang bị kiến thức về văn hóa – nghệ thuật và kĩ năng sống cần thiết, để giúp các em tự tin, chủ động khi học tập, trải nghiệm cuộc sống. Đây cũng là dịp các em được gặp gỡ, giao lưu với các nghệ sĩ tên tuổi trong làng kịch nghệ Việt Nam. Hơn hết, học sinh hiểu biết thêm về loại hình sân khấu kịch, cách tiếp cận lịch sử từ ngôn ngữ kịch… để từ đó áp dụng vào thực tiễn học tập, sân khấu hóa tác phẩm trong nhà trường khi học chuyên đề, chủ đề theo hướng mới của chương trình 2018.

 

                                                                             

Các bạn học sinh chăm chú theo dõi theo từng cảnh của vở kịch

 

 PHT Trần Quang Hưng lên phát biểu cảm ơn và tặng hoa cho đoàn kịch

 

 Các bạn HS đại diện lên tặng hoa cho các diễn viên

 

 

                                                                                                                       

 Hình ảnh học sinh các lớp lên chụp ảnh giao lưu cùng với đoàn kịch