Đổi mới Phương pháp dạy học môn Ngữ văn học sinh được trải nghiệm, được sáng tạo

M. Gorki đã từng nói: “Văn học là nhân học”. Văn chương chính là “thứ vũ khí thanh cao và đắc lực giúp cho tâm hồn con người trở nên trong sạch và phong phú hơn”. Quả đúng như vậy, từ lâu, văn học đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Tuy nhiên, hiện nay, có một thực tế đáng buồn, xuất hiện phổ biến trong nhiều trường học. Đó là hiện tượng các bạn học sinh học lệch, chỉ chú trọng vào các môn thi đại học mà không dành thời gian cho các môn học khác, trong đó có môn Ngữ Văn. Chính vì vậy, nhằm tạo hứng thú trong mỗi tiết học và hướng đến mô hình dạy và học kiểu mới, lớp 12B trường TH,THCS&THPT Thực nghiệm Khoa học Giáo dục dưới sự hướng dẫn tận tình của cô Phan Thị Huyền Trang đã tổ chức thành công tiết học dự án môn Ngữ Văn với dự án “Sống như những đóa hoa” xoay quanh các tác phẩm về hình tượng người lính trong các tác phẩm được học trong giai đoạn 1945 -1975...
Xem nhanh

M. Gorki đã từng nói: “Văn học là nhân học”. Văn chương chính là “thứ vũ khí thanh cao và đắc lực giúp cho tâm hồn con người trở nên trong sạch và phong phú hơn”. Quả đúng như vậy, từ lâu, văn học đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn, xuất hiện phổ biến trong nhiều trường học hiện nay, đó là hiện tượng các bạn học sinh học lệch, chỉ chú trọng vào các môn thi đại học mà không dành thời gian cho các môn học khác, trong đó có môn Ngữ Văn. Chính vì vậy, nhằm tạo hứng thú trong mỗi tiết học và hướng đến mô hình dạy và học kiểu mới, lớp 12B trường TH, THCS & THPT Thực nghiệm Khoa học Giáo dục dưới sự hướng dẫn tận tình của cô Phan Thị Huyền Trang đã tổ chức thành công tiết học dự án môn Ngữ Văn với dự án “Sống như những đóa hoa” xoay quanh các tác phẩm viết về hình tượng người lính trong giai đoạn 1945 -1975.
 



Khi phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm học sinh, cô giáo Huyền Trang đã đưa ra những hình thức thực hiện của dự án “Sống như những đoá hoa”, học sinh có thể lựa chọn nhiệm vụ phù hợp với khả năng, sở thích, hứng thú của bản thân. Như: Học văn từ tư liệu lịch sử; Học văn từ hội họa; Học văn bằng hình thức sân khấu hóa. Thời gian chuẩn bị dự án của các nhóm học sinh là 3 tuần từ ngày giao nhiệm vụ. Các nhóm thực hiện dưới sự giám sát của giáo viên bộ môn. Buổi báo cáo và tổng kết dự án sẽ diễn ra trong 2 tiết.

Nhờ sự chăm chỉ, sáng tạo của các bạn học sinh cùng những góp ý bổ ích của cô giáo, chỉ sau ba tuần, cả 5 nhóm đều hoàn tất nhiệm vụ được giao. Mở đầu của dự án là bài phát biểu của nhóm học sinh phụ trách thiết kế mô hình di tích lịch sử gắn liền với các sự kiện tiêu biểu gắn liền hai cuộc kháng chiến kéo dài từ 1945 – 1975. Ở nội dung này các em học sinh lựa chọn các mô hình: Quảng trường Ba Đình gắn với sự kiện 2/9/1945 + mô hình cột cờ Hà Nội + nhà tù Hoả Lò + dinh Độc Lập + Lăng Bác. Từ các mô hình, học sinh đi tìm hiểu tư liệu từ thực tế (một số địa điểm ở Hà Nội); tìm hiểu các sự kiện lịch sử, các nhân vật, câu chuyện… tiêu biểu gắn liền với từng di tích. Qua đó, học sinh hiểu được sự tác động của lịch sử đến thời đại, đến cảm hứng sáng tác về người lính trong chiến tranh.


Nối tiếp tiết học là phần thuyết trình khu tìm hiểu về các tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Ở đây khách mời và các bạn học sinh được tìm hiểu về hoàn cảnh sáng tác, bối cảnh thời đại của tác phẩm để sự đồng cảm, thấu hiểu thông điệp mà tác phẩm muốn truyền tải bằng hình thức sáng tạo. Từ đó tìm hiểu về phong cách sáng tác, nội dung, nghệ thuật của tác phẩm lựa chọn. Đặc biệt, mọi người được chiêm ngưỡng các  sách ảnh, tập san rất hấp dẫn mà  học sinh sưu tầm được, tập san có ghi chú trên giấy, đóng thành một quyển sách ảnh về những năm tháng chiến tranh, có sự lồng ghép các tác phẩm văn học tương ứng với từng giai đoạn trong sản phẩm của nhóm.




Nhóm khách mời và cách bạn học sinh được sống lại theo các dòng lịch sự với nhóm thuyết trình về hình ảnh các người lính, các sự kiện trong các cuộc kháng chiến năm 1945- 1975. Tiếp theo tới nhóm học sinh lựa chọn nhiệm vụ chuyển thể một tác phẩm văn học về đề tài người lính và xây dựng một kịch bản về đề tài người lính dựa vào nội dung kiến thức đã học đó là tác phẩm Tây Tiến. Học sinh đồng thời thể hiện sự sáng tạo của mình qua việc xây dựng kịch bản, diễn xuất, thiết kế đạo cụ. Có thể lựa chọn giữa hình thức quay video hoặc chuyển thể trực tiếp trên lớp học. Các thành viên trong nhóm phân công viết kịch bản, chuẩn bị đạo cụ diễn. Khép lại tiết học là việc thể hiện liên khúc “Đoàn Tây Tiến, Mùa Xuân ấy, Chỉ có là thế thôi”. Ca khúc lấy cảm hứng về một tác phẩm, góc nhìn của giới trẻ về chiến tranh, sự hi sinh của thế hệ cha ông trong hai cuộc kháng chiến. Những ca từ, giai điệu đều được chính các bạn học sinh lớp 12B sáng tác và thể hiện.



“Năm 1948 là một thời gian khó khăn

Những đồng chí dũng cảm ko suy nghĩ lăn tăn

Bất chấp kẻ thù, không sợ bom đạn

Tiến lên vì Việt Nam phía trước

Bước cứ bước với tư thế hiên ngang

Cứ gặp quân địch là chúng ta ra phang

Mang hòa bình về cho đất nước, bất chấp cái chết, quét sạch quân thù

Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi như đôi người xa lạ

Tựa khi nào anh và tôi thân nhau

Súng bên súng đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ

Tôi gọi anh hai từ đồng chí

Anh nói rằng ok nhất trí

Núi cao, dốc sâu, vực thẳm, rừng dày liên tục làm nên một người

Tinh nghịch, dí dỏm, chiến thắng thiên nhiên khi anh đã chạm đến trời

Thiếu thốn sao mà rực rỡ

Bao ước mơ, là Tây Tiến "ơi"

Đêm nay ngày hôm qua, hoa đong đưa

Làm duyên trên nước mưa

Cô gái Tây Bắc ta

Múa điệu ca, "kìa em" ơi

Những ca khúc, đoàn Tây Tiến, mùa Xuân ấy

Chỉ có là thế thôi

Liệu nắng có lại chiếu trên mảnh đất nơi phố xá có thơ ca này ngọt ngào, và

Tụi trẻ lại nô đùa trong giai điệu ngày chiến thắng với những tiếng xôn xao

Bầu trời thì vẫn ngát xanh

Nhưng đạn lạc thì quá nhanh

Mà bom còn chưa thôi

Ngày càng u tối

Gục lên mũ súng bỏ quên đời

Mang theo bên mình một giấc mơ (Được cất cao là cờ)

Luôn vững vàng dù qua nắng mưa (Một khát khao vô bờ)

Tương lai kia như chẳng còn xa

Ngày bình an dân tộc ta

Giờ anh và tôi cùng hát vang~~

 

Đêm nay ngày hôm qua, hoa đong đưa

Làm duyên trên nước mưa

Cô gái Tây Bắc ta

Múa điệu ca, "kìa em" ơi”


Ba chàng trai lớp 12B thể hiện liên khúc 

 

Tiết học Ngữ Văn với dự án “ Sống như những đóa hoa” có tính liên môn cao.  Dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau tích hợp trong nội dung các tiểu chủ đề. Để tìm hiểu bối cảnh lịch sử, những sự kiện tác động đến quá trình sáng tác của các tác giả, học sinh phải tìm hiểu những kiến thức thuộc bộ môn Lịch sử, địa lý, văn hoá gắn với từng giai đoạn lịch sử đó, tìm kiếm, phát hiện thêm một số thông tin thú vị về nhân vật, sự kiện, câu chuyện cuộc đời thú vị không có trong sách vở.  Thông qua quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập, học sinh được giáo dục về ý thức trách nhiệm với đất nước, ý thức tôn trọng, bảo vệ và giữ gìn những thành quả của người đi trước.


Khi lên ý tưởng cho dự án, cô giáo Phan Trang đã xác định mục tiêu của dự án là mong muốn cung cấp, bồi dưỡng cho học sinh kiến thức, thái độ, cách nhìn nhận đúng đắn về những người lính cụ Hồ thông qua các tác phẩm văn học viết về đề tài chiến tranh, đề tài người lính đã được học và những tác phẩm được sáng tác trong giai đoạn 1945 – 1975. Qua đó giáo dục học sinh biết trân trọng những giá trị tinh thần và vật chất mà người đi trước để lại, phấn đấu trong học tập, rèn luyện và bảo vệ Tổ quốc. Thông qua dự án học tập, học sinh được tham gia lựa chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với năng lực cá nhân. Học sinh không bị gò bó trong khuôn khổ một bài học văn thông thường mà được thể hiện khả năng sáng tạo của bản thân khi giải quyết các nhiệm vụ học tập có liên quan đến chủ đề của dự án, có cơ hội phát huy năng khiếu của bản thân như vẽ tranh, sáng tác nhạc, biên kịch,… từ đó khơi gợi hứng thú của người học trong việc tiếp nhận kiến thức, xây dựng ý thức trách nhiệm, ý thức tự học, tự tìm tòi, sáng tạo của học sinh. Từ đó tạo cơ hội cho HS tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập, và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống. Củng cố kiến thức và xây dựng các kỹ năng hợp tác, giao tiếp và học tập độc lập, chuẩn bị hành trang cho HS học tập suốt đời và đối mặt với các thử thách trong cuộc sống.

Tiết học dự án khép lại đã để lại cho mỗi học sinh lớp 12B và các khách mời những trải nghiệm mới lạ. Không những thế, nhờ có tiết học này mà các bạn học sinh trong lớp trở nên đoàn kết và hiểu nhau hơn. Đặc biệt, dự án học tập đã thay đổi suy nghĩ của nhiều bạn: “Chỉ cần chúng ta dành tình cảm và học đúng cách thì môn Ngữ Văn sẽ trở nên vô cùng thú vị chứ không hề nhàm chán hay khô khan chút nào”.