SÂN KHẤU HÓA TÁC PHẨM VĂN HỌC DÂN GIAN – HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM MÔN HỌC THÚ VỊ

Thứ 5, ngày 16 tháng 5 năm 2019, Khối Tiểu học đã diễn ra buổi tổng kết cuối kì nội dung Cảm thụ văn học của học sinh lớp 3 qua chương trình "Sân khấu hóa tác phẩm văn học dân gian". Đây là một hình thức trải nghiệm bổ ích, hấp dẫn, phát huy khả năng sáng tạo của học sinh thông qua việc các em được tự chọn lựa tác phẩm, được tham gia vào quá trình sáng tác kịch bản, được cùng đưa ra ý kiến thiết kế sân khấu phù hợp với không gian của tác phẩm văn học dân gian. Qua chương trình này, học sinh được rèn luyện nhiều kĩ năng như làm việc nhóm, đóng vai, viết kịch bản, thiết kế sân khấu. Sân khấu hóa tác phẩm văn học dân gian giúp học sinh và giáo viên được đặt mình vào “trường sáng tạo” và “trường thưởng thức” các tác phẩm của nhân dân lao động, từ đó có cách cảm nhận, đánh giá tốt hơn về những giá trị của Văn học dân gian...
Xem nhanh

Thứ 5, ngày 16 tháng 5 năm 2019, Khối Tiểu học đã diễn ra buổi tổng kết cuối kì nội dung Cảm thụ văn học của học sinh lớp 3 qua chương trình "Sân khấu hóa tác phẩm văn học dân gian". Đây là một hình thức trải nghiệm bổ ích, hấp dẫn, phát huy khả năng sáng tạo của học sinh thông qua việc các em được tự chọn lựa tác phẩm, được tham gia vào quá trình sáng tác kịch bản, được cùng đưa ra ý kiến thiết kế sân khấu phù hợp với không gian của tác phẩm văn học dân gian. Qua chương trình này, học sinh được rèn luyện nhiều kĩ năng như làm việc nhóm, đóng vai, viết kịch bản, thiết kế sân khấu. Sân khấu hóa tác phẩm văn học dân gian giúp học sinh và giáo viên được đặt mình vào “trường sáng tạo” và “trường thưởng thức” các tác phẩm của nhân dân lao động, từ đó có cách cảm nhận, đánh giá tốt hơn về những giá trị của Văn học dân gian.
 

                                                                   Cánh cò bay lả bay la

                                                         Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng.
 

Lời hát ru quen thuộc xa xưa của các bà, các mẹ đã được tái hiện lại qua tiết mục múa Cò lả của các bạn lớp 3C, 3E, 3G; đã mang đến một không gian mênh mang của cánh cò, trời mây; nhưng cũng không kém phần sôi động, hiện đại. Tiết mục đó đã mở màn cho chương trình.
 





 

Các bạn MC nhí, tuy mới chỉ học lớp 3 thôi nhưng đã dẫn dắt chương trình vô cùng tự tin và chuyên nghiệp.
 





Nếu như bài múa “Cò lả” giúp các em được đắm mình trong những làn điệu dịu êm, những lời ru ngọt ngào thì đến với vở kịch “Mầm đá” các em lại được trở về với không gian xưa qua các màn đối đáp vô cùng hóm hỉnh của Trạng Quỳnh với chúa Trịnh.
 





Vở kịch “Thầy bói xem voi” do các diễn viên nhí lớp 3B biểu diễn lại mang đến cho khán giả những tiếng cười sảng khoái với sự diễn xuất đáng yêu và hài hước của các thầy bói nhí.
 





Đi qua cảm xúc hồi hộp, vui vẻ, thích thú và ôm bụng cười với những tình huống hài hước trong các vở kịch “Mầm đá” hay “Thầy bói xem voi” các em lại như được lặng mình đi, lắng đọng và đong đầy cảm xúc qua vở kịch “Một người mẹ”.  Một người mẹ là một câu chuyện cảm động viết về tấm lòng người mẹ, người mẹ có thể làm tất cả, hi sinh tất cả vì con. Một câu chuyện buồn có đau ốm, bệnh tật, có đau thương, chết chóc, có rớm máu, hi sinh,… có tất cả nỗi đau cả về thể xác và tâm hồn. Song trên cả nỗi đau, điều đọng lại trong tâm trí của độc giả là tình mẫu tử thiẽng liêng. Vở kịch đã lấy đi nước mắt của rất nhiều khán giả.
 








Không chỉ được tham gia hóa thân thành diễn viên, các em còn được tham chơi các trò chơi: “Nhanh như chớp”, “Tôi là ai” để tìm hiểu về kiến thức các tác phẩm văn học dân gian.

 







Hoạt động trải nghiệm “Sân khấu hóa văn học dân gian” đã kết thúc mang lại nhiều niềm vui, hứng thú với môn học, giúp các em hiểu thêm về các tác phẩm, cũng từ đó em biết được cách sáng tác thơ, sáng tác truyện, chuyển thể tác phẩm văn xuôi thành kịch và diễn xuất; thậm chí các em còn có thể viết một vở kịch ngắn cho riêng mình.

                                                                              Nguyễn Thị Kiều Anh